Người Dưng Chung Nhà

Chương 10



Sau vụ đánh ghen trên phố đi bộ giữa vợ và nhân tình thì dường như lão sếp không còn gây khó dễ cho Tuyết nữa. Ba ruột tôi cũng đã đi làm, dù chẳng gặp mặt nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn gọi điện hỏi thăm. Mẹ Ngọc thì lúc nóng lúc lạnh với tôi. Ông anh hờ bớt bơ tôi hơn trước nhưng một ngày nói chuyện cũng không quá 3 câu. Chỉ có ba Minh là trước sau như một, vẫn yêu thương tôi hết lòng.

Cuối tuần này là sinh nhật của mẹ tôi. Bình thường thì trước đây chỉ làm một mâm cơm nhỏ, gia đình cùng nhau sum vầy. Nhưng từ ngày anh tôi về nước, công việc làm ăn phất lên như diều gặp gió, thành thử quy mô bữa tiệc cũng trở nên hoành tráng hơn. Không còn ở nhà quanh quẩn nữa mà chuyển hẳn đến nhà hàng năm sao đãi tiệc. Vì anh hờ ghét bị đưa tin này nọ nên khách mời cũng chỉ dừng lại ở một số bạn bè thân thiết, mà thân thiết thì có ai ngoài ông Hoàng.

Ông Hoàng ấy chuẩn công tử, chỉ biết cắp mông đi ăn thôi, chứ mấy vụ quà cáp năm nào cũng làm phiền đến tôi. May là con người này cũng biết điều chứ không như ông bạn của anh ta. Tôi chọn quà giúp thì cũng mua cho tôi một món làm công. Thế là chẳng tốn chút chi phí nào, tôi đã có quà tặng mẹ. Chọn xong còn chu đáo dẫn tôi đi ăn.

Nhưng khoan, mọi người tuyệt đối từng hiểu lầm. Tuyệt đối không nên hiểu lầm. Vụ mua quà cho tôi xem như trả công, cái đó gọi là sòng phẳng. Còn vụ đi ăn lẩu đích thị vì nghĩa vụ làm con.

Hai chúng tôi vừa bước vào nhà hàng chưa được 5 phút thì tên ấy đã gọi ngay một cuộc gọi đường ngắn cho mẹ ở nhà. Là call video, tất nhiên phải để mẹ anh ấy thấy tôi đang đi với Hoàng.

– Alo! Mẹ ạ, con đang đi ăn lẩu với Vy.

” Thế hả, vui không con?”

– Dạ, tụi con rất vui.

Nói rồi tên đó đưa máy cho tôi. Đá mắt đủ kiểu ý bảo tôi mang cái giao diện của mình ra nói chuyện giúp.

Thật lòng mà nói là tôi lúc này rất muốn bắn súng liên thanh cho ông kia chết dí trong tầm mắt. Nhưng ngặt nỗi vướng cuộc gọi với bác gái, thành ra tôi đành giả vờ vui vẻ nhìn vào màn hình:

– Con chào bác. Dạo này bác với bác trai có khỏe không ạ?

– Ừ, hai bác vẫn khỏe. Chỉ hơi thèm cháu nên tâm lý có phần không được ổn định cho lắm.

Tôi biết bác gái là đang muốn nhắc khéo hai đứa tôi mau chóng rút ngắn quy trình, nhanh chóng đến với nhau rồi sinh một đàn cháu cho ông bà bên ấy. Nhưng cha nội Hoàng này không phải gu của tôi. Và tôi cũng biết chắc kẻ đó cũng chẳng có tí tình ý gì với mình. Thế nên vở kịch tìm hiểu cứ diễn đi diễn lại rất nhiều năm qua. Không tiến không lùi. Trên tình bạn dưới tình yêu chính xác là quan hệ của tôi với Hoàng ở hiện tại.

Bị đưa vào thế bí, tôi cũng không biết phải trả lời như thế nào cho thỏa đáng. Đồng ý thì trật nguyện vọng mà từ chối thì đâm ra lại giống như chê bai con trai bác. Thế nên tôi chỉ biết cười hề hề. Còn tên Hoàng cũng nhanh chóng nói đỡ:

– Mẹ thật là. Con cái là chuyện trời cho. Phải bình tĩnh mẹ ạ.

– Ừ thì mẹ biết thế. Mẹ có bắt chúng bay có con luôn đâu. Nhưng cũng phải hiểu hiện chút gì đó chắc chắn mối quan hệ chứ, chúng bay cứ lập lờ mãi như thế. Ba mẹ đau tim lắm. À mà…

Bác gái còn muốn nói thêm thì tên Hoàng đã quơ quơ điện thoại loạn xa:

– Mẹ ơi! Mẹ nghe con nói gì không?

Đầu dây bên kia có một người phụ nữ ngây ngốc trả lời:

– Có mà.

Tên ấy vẫn tiếp tục giả bộ, nói lớn:

– Mạng kém quá Vy ạ. Không thấy gì luôn.

Một hồi anh ta chủ động tắt máy, kết thúc cuộc điều tra nội bộ gia đình. Tôi cũng quen với chuyện này rồi nên chẳng chú tâm. Chỉ chăm chú gắp thịt bò trong nồi lẩu sôi sùng sục bỏ vào miệng tận hưởng.

Cả hai sau đó cũng chỉ hỏi vài vấn đề linh tinh. Lâu lâu lôi ông Khiêm ra nói xấu cho vui câu chuyện. Rồi lại ăn, lại uống. Bữa ăn cứ thế diễn ra êm ả như thế cho đến khi một giọng nói cất lên phá vỡ bầu không khí im ắng:

– Vy! Em cũng ở đây à!

Tôi giật mình quay người sang bàn bên cạnh, bắt gặp anh Hải và mẹ con chị Nhung đưa nhau đi ăn. Hai cái ông bà này, giờ bu bám nhau miết. Chắc tôi chuẩn bị tinh thần đi ăn cỗ là vừa.

– Anh chị cũng biết quán này ạ?

– Gớm! Sao không biết được. Mà ai đấy. Giới thiệu với chị em đi chứ.

Chị Nhung nổi tiếng là thánh tò mò nên có chuyện lạ mắt, phải tra hỏi mới là tính cách của chị. Thế nên tôi vội vàng giải thích:

– Bạn của anh em thôi ạ.

Chị ấy nghi hoặc hắng giọng:

– Hẳn là bạn của anh em.

Trước tình cảnh chị em mất niềm tin nơi nhau, tôi thất vọng trả lời:

– Chị không tin em, em cũng chẳng ép. Chỉ sợ tình cảm nhạt phai thì hai ta khác lối.

Bị tôi đe dọa, bà Nhung ngay tức khắc bĩu môi. Từ bàn mình chạy qua bàn tôi, ngồi bên cạnh tôi và nói:

– Dính thế này thì sao mà khác lối được.

Anh Hải thấy người yêu qua bàn tôi nên cũng ôm Cún qua bên này luôn. Thằng bé thấy tôi liền đòi ôm, đòi thơm , đủ các kiểu rồi mới chịu ngồi im ăn xúc xích. Không khí hai người phút chốc trở thành một cuộc tụ họp vô tình.

Ăn xong anh Hải với anh Hoàng tranh nhau thanh toán, thế là hai người đàn ông lôi lôi kéo kéo đến quầy thu ngân. Còn tôi và chị Nhung ở lại ngồi chơi với Cún. Cún giờ ăn no rồi nên lười hoạt động, chỉ ngồi trong lòng mẹ và bắt tôi nắm tay nó cho tình cảm.

– Này! Mày với anh kia có gì đấy không? – Bà Nhung nhìn hai tên đàn ông ở xa, nháy nháy tôi hỏi chuyện.

Tôi thở dài, ảo não:

– Em đã nói là chẳng có gì rồi mà lại. Em hơi bị buồn vì chị không tin tưởng em đấy.

– Ừ thì tao thấy ông này cũng được. Thử tí cho biết mùi đời cũng được mà.

– Bạn của anh em. Không thử được.

– Mày cứ làm quá lên. Có gì đâu, hợp đến, tàn thì thôi. Chả lẽ ông anh kia lại giết mày vì bỏ bạn ổng.

Lời nói của chị Nhung thật ra rất có lý. Tôi và Hoàng tính cách khá hợp, nói chung là có thể dung hòa. Ba mẹ anh ấy cũng rất thích tôi. Vấn đề là cả hai chưa thể nào tiến xa hơn. Không rào cản gì nhưng lại có cảm giác chẳng phải là của nhau.

– Thôi chị nói vấn đề khác đi. Chị làm em đau đầu quá này. – Tôi giả vờ nhõng nhẽo để đánh lạc hướng bà ấy.

Cuối cùng chị yêu cũng bị tôi dụ, cười cười đáp:

– Rồi, rồi. Thì nói chuyện khác. Mà này, dạo gần đây mày còn liên lạc với ba ruột không?

– Thỉnh thoảng thì vẫn gọi điện hỏi thăm ạ. Nhưng có chuyện gì vậy chị?

Đột nhiên đề cập đến vấn đề này, tôi đoán chắc mọi chuyện chẳng đơn thuần là thuận miệng:

– Cái này chị tính không nói. Nhưng mà mày vẫn còn liên lạc với ông ta nên chị phải nói. Ba mày ấy, làm việc chả ra gì, bị khách sạn họ đuổi rồi. Loại lười làm nhát hoạt động ấy mày cũng đừng liên lạc nữa, có khi là tính bu bám hút máu mày cũng nên.

Tôi nghe chị nói thế thì bàng hoàng lắm. Sao có thể như vậy được, hôm qua tôi vừa điện cho ông ấy xong, ba ruột còn nói với tôi mọi việc vẫn ổn. Vậy mà giờ vỡ lẽ. Tôi tức lắm. Cảm giác bị lừa gạt thật không dễ chịu chút nào. Tôi liền đứng dậy, đeo túi rồi nói với chị Nhung:

– Chút nữa chị nói anh Hoàng về trước nhé. Em có chuyện gấp cần giải quyết. Có gì em sẽ kể cho chị nghe sau.

Nói xong tôi rời khỏi nhà hàng. Ra cổng đón một chiếc taxi rồi đến dãy nhà trọ của ba.

Lúc tôi đến, ông đang ngồi lúi húi ăn mì gói. Trán lấm tấm mồ hôi, khuôn mặt hình như đã gầy đi so với trước. Đột nhiên nhìn cảnh này, tôi thấy có chút xót thương. Nhưng rất nhanh đã tự trấn an mình rằng cuộc sống tồi tệ này là do ông ấy lựa chọn. Chắc trên đời chẳng có đứa con nào như tôi, nhẫn tâm nhìn cha ruột kham khổ mà vẫn nổi lòng oán trách.

Khác với sự chưa rõ ràng trong nội tâm của tôi. Ba ruột lại hớn hở vui mừng khi con đến. Tôi đã từng nói sẽ không đến đây nữa thế mà vẫn đến thì đúng là chuyện khiến ông rất vui.

Ông đặt tô mì xuống, ngẩng đầu nhìn tôi rồi bảo:

– Đến thăm ba à?

Đối mặt với vẻ mặt hớn hở kia, tôi tài nào cũng chẳng thốt ra được những điều tàn nhẫn. Dù gì trời đánh cũng tránh bữa ăn thế nên tôi đành lên giường ngồi, đợi ông ấy ăn xong rồi tính.

– Ba ăn đi rồi mình nói chuyện.

Ba tôi hình như cảm nhận được điều gì đó nên chỉ lẳng lặng ăn mì. ăn xong rồi từ từ đem đồ ra sau rửa. Tôi biết ông đang muốn trốn tránh thành thử trong này nói vọng ra:

– Tại sao giờ này ba lại ở nhà?

Ông lắp bắp một hồi mới chịu trả lời:

– Hôm nay ba xin nghỉ.

Đến giờ mà người cha này vẫn nhất quyết nói dối khiến tôi rất bức:

– Đến giờ mà ba còn nói dối con à.

Tôi nói đến thế thì ba cũng không còn giấu diếm được nữa. Ông hằng học:

– Bọn họ nói với mày cái gì rồi à. Cái lũ rửng mỡ. Việc nhà chả ngó lại hay đi ló vào chuyện gia đình người khác.

Thái độ vô tội như kiểu bị người khác hãm hại làm tôi chán ghét. Tôi không giữ được bình tĩnh lớn tiếng nói:

– Ba còn nói như thế được. Bạn con phải khổ sở lắm mới xin được việc cho ba đấy. Ba không muốn làm thì thôi. Xem như con cũng giúp ba hết mình rồi. Con đến đây hôm nay chỉ để nói cho ba biết từ nay về sau chúng ta đừng liên lạc với nhau nữa.

Thứ tôi có thể rộng lượng chỉ vậy. Nếu ông ấy không thể tiếp nhận thì tôi cũng chỉ dừng lại đến đó thôi. Giờ những lời tôi nói với con người này dường như đều vô nghĩa. Thế nên tôi đứng dậy toang đi về.

Nhưng rất nhanh ba ruột vội vàng chạy lên níu lấy tay tôi. Giọng nói thành khẩn:

– Không phải ba không muốn làm việc đâu. Thật là ba chịu hết nổi.Bọn họ, bọn họ chê cười ba đi tù, khinh thường ba, cái gì cũng bắt ba làm. Toàn bắt ba trực đêm, trực hôm, rồi còn khuân vác rất nhiều đồ trong tòa nhà nữa. Ba mệt lắm con ơi, vai ba sưng, lưng ba bị trẹo. Ba đang phải dán cao nóng này con ạ. Ba nói thật đấy, bọn họ đối xử với ba rất tệ. Thậm chí có lần còn đánh ba nữa. Vy ơi! Con đừng bỏ ba. Giờ trên đời này ba chỉ còn mình con là người thân. Đừng bỏ ba nha con.

Giọng nói thành khẩn và nghẹn ngào của ba ruột đã làm tôi mềm lòng. Đúng là những người từng vào tù ra tội thì ít nhiều cũng sẽ bị khinh thường. Nhưng lời nói của người này còn đáng tin không? Thế nên tôi quay lại nói:

– Ba bị thương ở đâu để con xem.

Câu nói lúc ấy không mang chút độ ấm nào. Là một câu tra hỏi chứ chẳng có chút sự lo lắng hay quan tâm. Ngay cả tôi cũng giật mình với thái độ lạnh lùng và sắc đá khi ấy.

Ông biết nếu chưa đưa ra bằng chứng thì tôi sẽ chẳng tin, thế nên vội vàng vén áo. Những vết bầm tím lớn nhỏ dần dần hiện ra, phủ khắp các khớp xương sườn. Ông bị thế chắc là đau lắm. Vậy mà không dám nói với tôi, chỉ âm thầm chịu đựng.

– Ba lên giường nghỉ ngơi đi.

Chắc ba nghĩ rằng tôi muốn ra về nên tiếp tục níu kéo:

– Vy, con cho ba một cơ hội đi. Ba sẽ đi làm nghiêm túc. Con đừng giận được không Vy. Mai ba sẽ lên khách sạn xin bọn họ cho ba làm lại. Ba chịu đựng thế nào cũng được. Chỉ xin con đừng bỏ ba nha con.

– Được rồi, Ba nghỉ đi, con đi mua cháo cho ba.

Lúc tôi nói ra câu này, trong ông có bao nhiêu là sửng sốt nhưng nhiều hơn cả có lẽ là cảm xúc hạnh phúc. Ông nói:

– Con nói thật à?

– Trước mắt ba cứ nghỉ ngơi tĩnh dưỡng đã. Mọi chuyện sau này từ từ tính. Cố ăn uống vào cho lại sức. Nếu thấy vết thương còn đau thì đừng bôi dầu nóng nữa, không tốt đâu, con sẽ đưa ba đi khám.

Ông nghe tôi nói vậy, đáy mặt lập tức lấp lánh, suýt nữa còn khóc thút thít như một đứa trẻ.

Ba tôi đúng đã từng mắc rất nhiều sai lầm khiến gia đình tan nát. Bắt mẹ tôi làm gái để lấy tiền cờ bạc. Luôn dùng những lời nói cay nghiệp và hành động vũ phu với hai mẹ con tôi. Nhưng ông cũng đã trả giá bằng 5 năm tù tội, hiện tại lại bị xã hội khinh thường.

Dù ông ấy không có công dưỡng nhưng lại có công sinh thành. Dù tôi có máu lạnh vô tình nhưng lại chẳng thể bỏ ông lúc này. Người đó là ba tôi, là người chung một dòng máu với tôi, là người mang tôi đến thế giới này.Ở tuổi ông, có lẽ mọi lỗi lầm nên được tha thứ. Tôi suy nghĩ quá nhiều rồi. Tha thứ đôi khi chính là cách ta giải thoát cho những uất hận của quá khứ