Dị Tủng

Chương 49: Sự Trừng Phạt Luân Hồi (10)



Bởi vì phải kiểm tra các chất có trong nước, nên Vạn Hiểu Sương đã lấy nước ở sông Lưu Dương và nước ở khách sạn tiến hành so sánh.

Kết quả đúng như tổ trọng án dự đoán, trong nước có một ít bột phấn khiến người ta mê man và sốt cao.

Bột phấn bỏ vào trong nước có thể phát tán ra nhiều cách khác nhau, trong không khí, dạng lỏng, dạng sương.

Tốc độ phát tán rất nhanh cứ như thủy triều kéo đến, và nguồn gốc bệnh dịch là đến từ nước.

Mọi người đều dùng nước mọi lúc, tắm, nấu ăn, giặt.........

Nước là thứ không thể thiếu trong cuộc sống, hung thủ lợi dụng điều này nên hạ độc vào nước.

Khi đến sông Lưu Dương, mọi người sẽ hít phải bột này, rồi ý thức trở nên mơ hồ, khúc dạo đầu cho một cơn sốt cao ập đến.

Tổ trọng án đến Thanh Thủy Tự, chùa Thanh Thủy có vẻ hơi vắng vẻ.

Những người trong thị trấn sau khi bị nhiễm bệnh, đã không còn mấy ai đến cúng bái, nhang đèn trong chùa cũng ít đi.

Trước cửa chùa có hai tiểu hòa thượng đứng gác, thấy họ tiến vào liền nói: "Bốn vị thí chủ là đến dâng hương?"

Hoàng Tử Vi gật đầu: "Chúng tôi đến hỏi một số chuyện, không biết tiểu sư phụ có thể đưa chúng tôi đến gặp chủ trì không?"

Tiểu hòa thượng Thanh Tâm nói: "Tất nhiên, mời các thí chủ theo tôi vào trong điện, tôi sẽ đi báo với sư phụ."

Thanh Tâm dẫn bốn người đến sảnh chờ ở đại điện, cậu đi vào hậu điện.

Một lúc sau, Thanh Tâm cùng một vị hòa thượng khoảng 50 tuổi mặc cà sa đi ra. Thanh Tâm nói với ông: "Sư phụ, đây là các vị thí chủ mà đồ nhi đã nói, họ có vài câu muốn hỏi sư phụ."

Người Thanh Tâm gọi sư phụ, là chủ trì của chùa Huyền Táng đại sư.

Huyền Táng đại sư tu đạo nhiều năm, từ nhõ đã xuất gia ở Thanh Thủy. Sau khi chủ trì tiền nhiệm viên tịch, thì Huyền Táng lên đảm nhiệm chức chủ trì.

Ông vung tay nói với tiểu hòa thượng Thanh Tâm, ra hiệu cậu lui xuống: "Thanh Tâm, con lui xuống đi."

Dạ Phàm Linh nói với Huyền Táng đại sư: "Đại sư, lần này chúng tôi đến vì vấn đề bùng phát bệnh dịch. Theo chúng tôi biết, nhiều người trước khi nhiễm bệnh đã đến Thanh Thủy Tự. Nói vậy trong đó cũng có vài nguyên nhân, cho nên Thanh Thủy Tự không tránh khỏi có liên quan."

Huyền Táng đại sư dường như đã biết được mục đích họ đến đây, nói: "Tôi đã biết tại sao mọi người đến, thế sự đều không qua được mắt của lão nạp. Phật ở trên cao, A Di Đà Phật, thiện tai thiện tai."

Chuyện bắt đầu vào mùa thu 6 năm trước.

Huyền Táng đại sư có một huynh đệ tên Huyền Khổ.

Huyền Khổ giống như pháp danh của cậu, từ nhỏ đã bị cha mẹ đưa vào Thanh Thủy Tự, được các sư phụ nuôi dưỡng.

Sư phụ Huyền Mịch đã đặt pháp danh cho cậu là Huyền Khổ.

Từ nhỏ thiên phú học Phật của Huyền Khổ rất cao, nhưng rất tự kiêu.

Bởi vì kiêu ngạo, nên sau khi thấu hiểu các loại Phật học, trong lòng Huyền Khổ đã có một lý luận: thế nhân vẫn có rất nhiều người không hạnh phúc, chi bằng để họ hưởng được sự ấm áp của Đức Phật.

Cậu trốn trong Tàng Kinh Các, âm thầm học làm "hình nhân nguyền rủa".

Huyền Khổ từ trong sách cổ, tìm hiểu cách làm hình nhân nguyền rủa. Muốn giết chết một người, trước tiên phải có ngày tháng năm sinh, ngũ hành của người đó.

Qua 7 7 49 ngày, hình nhân nguyền rủa được luyện thành. Huyền Khổ bắt đầu dùng cách này để giúp đỡ những người muốn chết.

Huyền Khổ nhìn thấu thống khổ của những người trên thế gian, cậu nghĩ tới cách thức cực đoan này để giúp người khác đi đến "cái gọi là Thiên Đường".

Nhưng thiên đường ở đâu! Chỉ là một cách giết người mà thôi!

Huyền Khổ tập hợp ngày sinh tháng đẻ của những người này, viết lên trên hình nhân nguyền rủa.

Quá trình chết giống như bị chiên trong chảo dầu vậy. Bởi vì Huyền Khổ sẽ dùng 160 cây kim đâm vào hình nhân, cho đến khi họ từ từ chết dần chết mòn.

Đây là một thủ đoạn độc ác, có người nói nếu sử dụng quá nhiều, sự trừng phạt sẽ rơi lên chính bản thân mình.

Trước khi Huyền Khổ chết có thu nhận hai đồ đệ, dạy họ cách làm hình nhân nguyền rủa.

Cậu suy nghĩ khác với những hòa thượng khác. Huyền Khổ cảm thấy trên phương diện học tập phụ nữ tiếp thu nhanh hơn, cho nên chỉ nhận nữ đồ đệ.

Việc làm sai nhất của Huyền Khổ trong cuộc đời này, là đã dạy luyện hình nhân nguyền rủa cho đồ đệ của cậu.

Khi cậu chết rồi, một trong hai đồ đệ của cậu là Phương Mai Hoa, đem chú nguyền rủa đến thôn Mã Lan để hại người.

Hàng năm, thôn Mã Lan đều sẽ bắt thanh niên ném xuống sông để tế cho nữ thần.

Kỳ thực không có nữ thần nào cả, chỉ có người giả thần giả quỷ.

Phương Mai Hoa vận dụng chú nguyền mà Huyền Khổ đã dạy, để trong thời gian ngắn đầu độc lòng người.

Cái người dân nhìn thấy dưới sông cũng chẳng phải là nữ thần gì, chỉ là ảo giác do Phương Mai Hoa tạo ra.

Ảo giác làm người dân thấy có một vị nữ thần giống như người cá ở dưới sông.

Mỗi lần người dân đem thanh niên khỏe mạnh đến cúng tế, Phương Mai Hoa sẽ dùng chú nguyền mê hoặc người dân.

Lúc này, Phương Mai Hoa sẽ đem những thanh niên bị cúng tế bán bến một ngôi làng hẻo lánh, để làm tục "Âm Hôn".

Phương Mai Hoa cũng chẳng phải người tốt lành gì, sau khi quan hệ với những người thanh niên đó thì giết chết họ.

Một cái xác nam bán được ít nhất cũng khoảng 40.000 tệ, Phương Mai Hoa chính là dựa vào việc bán xác để ở trong thôn Mã Lan giả thần giả quỷ.

Nói đến Âm Hôn chắc ai cũng biết. Nhiều người đến chết cũng chưa lập gia đình, nên có vài nơi cảm thấy con cái của họ sẽ cô đơn dưới suối vàng.

Thế là tìm một người sống để đi cùng, trong đó có bước kết hôn với người chết.

Ngày an táng nhất định phải kèn trống tưng bừng, người chết và người sống đều mặc hỉ phục.

Sau khi an táng xong người chết, thì người sống sẽ bị bỏ lại. Sau khi chết, thì chôn cùng với người đã chết, được gọi là Âm Hôn.

Có một lần, thôn Mã Lan không đưa ngày tháng cho Phương Mai Hoa, nên đã chọc giận cô.

Phương Mai Hoa nghĩ thầm: mấy người không cho tôi kiếm tiền, thì tôi sẽ giết sạch thôn của mấy người để trút giận.

Tối hôm đó, Phương Mai Hoa cầm một cái túi, toàn bộ đều là hình nhân nguyền rủa cả thôn.

Sáng hôm sau, lần lượt những xác chết khủng khiếp xuất hiện.

Trên cơ thể đều là kim do Phương Mai Hoa đâm vào.

Một nhát trí mạng, người trong thôn liền cảm thấy đã chọc giận thần.

Cô cố ý giết một chàng trai, dán lên người anh một tờ giấy. Sau đó thả trôi trên sông của thôn Mã Lan, trên đó viết: Thiên Phạt.

Người đáng trách cũng có chỗ đáng thương, Phương Mai Hoa khi đó cũng chỉ là một cô bé ngây thơ.

Càng lớn lên thì biết có một số chuyện thật tàn nhẫn, nên Phương Mai Hoa nhất thời không thể tiếp nhận được.

Phương Mai Hoa sinh ra ở thôn Mã Lan, không có cha, chỉ có mẹ.

Mẹ nói với Mai Hoa: "Cha con mất sớm, con cũng đừng hỏi nữa."

Mỗi ngày Mai Hoa phải chịu đựng sự cười nhạo của các bạn học trong thôn, chế giễu rằng cô không có cha.

Cô lớn lên khá xinh đẹp, rất nhiều chàng trai trong thôn mê mẫn nhìn cô.

Mấy bà tám trong thôn, cái miệng chẳng hề tốt lành, cảm thấy hai mẹ con chính là tai họa của thôn.

Suốt ngày nhỏ to thì thầm, có lúc còn công khai chỉ vào mặt Phương Mai Hoa chửi.

Người trong thôn Mã Lan đều rất ghét cô, khi họ bắt nạt cô đều hét với cô rằng: "Phương Mai Hoa, mày là đồ con hoang. Là đứa không có cha, mẹ mày là một con đ*, nên mới sinh ra một đứa lẳng lơ như mày."

Phương Mai Hoa lớn lên rất giống mẹ, làm người trong thôn đều nghĩ đến "hồ ly dụ dỗ đàn ông".

Phương Mai Hoa cảm thấy khó chịu khi bị người trong thôn phỉ báng, nhưng có thể làm gì được.

Có một ngày, Phương Mai Hoa tan học về nhà. Nghe thấy trong phòng mẹ có tiếng động, cô nhẹ nhàng dùng ngón tay đẩy nhẹ khe cửa, thấy mẹ của cô đang cùng một người đàn ông dây dưa trên giường.

Cô tức giận đóng cửa lại, âm thanh hơi lớn, người đàn ông trong phòng nhìn thấy bóng dáng của Phương Mai Hoa. Liền nói với Phương Tinh, mẹ của cô: "Anh không cần con gái, con gái đều là thứ vô dụng. Nếu em muốn theo anh, thì bỏ con gái của em lại."

Che miệng không dám nhìn, Phương Mai Hoa trốn trong góc phòng khóc.

Cứ tưởng mẹ sẽ không vứt bỏ cô, sẽ ở lại vì cô. Nhưng tất cả chỉ là do cô tưởng tượng.

Cô vui vẻ đeo cặp trở về nhà, chuẩn bị nói chuyện với mẹ về trường học. Mẹ liền nói cho cô biết: "Mai Hoa, hai ngày nữa mẹ phải đi với chú, không thể đưa con theo. Mẹ có để lại chút tiền, con có thể ra ngoài làm việc."

Phương Mai Hoa cười khổ coi nhẹ mọi thứ: thì ra mẹ đã chọn đi cùng ông chú đó rồi, vì chọn ông ta nên vứt bỏ con. Con hận mẹ, hận cả thế giới này.

Ba ngày sau, Phương Tinh thu dọn xong hành lý đi cùng với người đàn ông đang chờ ngoài cửa.

Cuối cùng, Phương Mai Hoa nhịn không được, khóc thành tiếng.

Tất cả đều vứt bỏ cô, ngay cả mẹ cũng vứt bỏ cô. Với thế giới này, cô chỉ còn lòng thù hận.

Phương Mai Hoa cầm số tiền Phương Tinh để lại, đi đến một nơi gọi là Trầm Thụy Thành, Phong Đô.

Cô thấy người ở Phong Đô giống với thôn Mã Lan một cách lạ lùng, trơ mắt nhìn một người bị thiêu sống đến chết.

Ánh mắt lạnh nhạt, lòng người đổi thay.

Phương Mai Hoa đột nhiên cảm thấy, những người này giống như nhân vật bên trong bài văn của Lỗ Tấn, mà cô đã từng đọc ở trường: Lỗ Tấn khi học y ở Nhật Bản, ông xem phim nhìn thấy những người Trung Quốc hăm hở nhìn người nước ngoài giết chết người Trung Quốc. Cảm giác lòng dân ngu muội.

Bây giờ con người đã tàn nhẫn đến mức vây xem việc giết hại chính đồng bào của mình, còn vỗ tay khen hay.

Nhất thời, nó làm cho cô cảm thấy con người không bằng cầm thú.

Trong lòng cô sinh ra suy nghĩ: nhân tính lương tri của họ ở đâu? Hay sớm đã bị chó tha từ lâu rồi.

Phương Mai Hoa ở trong thành tìm việc, nhưng không ai giúp đỡ, họ đều ghét bỏ cô vì là người ngoài.

Ánh mắt kỳ thị, làm Phương Mai Hoa càng thêm căm ghét thế giới.

Hận thì có thể làm gì, cô chỉ là một cô gái trói gà không chặt. Mắt thấy mẹ bỏ đi cùng một ông chú, còn bản thân thì bị thiên hạ xem thường.

Phương Mai Hoa đứng trước sông Lưu Dương, muốn nói lời tạm biệt với thế gian. Chân đã đặt ở bờ sông, chuẩn bị lao mình xuống nước.

Lúc này, có một người kéo cô lại, người đó chính là Huyền Khổ.

Huyền Khổ đại sư vừa trở về sau một chuyến đi, ngang qua sông Lưu Dương thấy Phương Mai Hoa muốn tự sát. Thân là người xuất gia, làm sao không ra tay cứu giúp đây?

Trời cao có đức hiếu sinh, trong lòng Huyền Khổ luôn hi vọng thế gian được sống tốt, chứ không phải mỗi ngày đến khóc lóc tìm ông để cầu xin được chết.

Huyền Khổ cứu Phương Mai Hoa, đưa cô về chùa. Trong chùa liền mở ra quy định mới, giúp Huyền Khổ thu nhận đồ đệ là phụ nữ.

Phương Mai Hoa dưới sự dạy dỗ của Huyền Khổ đại sư, cô đã thông suốt được rất nhiều điều.

Con người còn sống thì phải sống thật tốt, chết rồi sẽ không có cơ hội báo thù.

Sau khi học được hình nhân nguyền rủa, Phương Mai Hoa trở về thôn Mã Lan.

Những người đã từng xem thường cô, đặc biệt là đàn ông, đều sẽ chết dưới tay cô.

Phương Mai Hoa cảm thấy cô vẫn nên tốt với người cùng giới: chỉ giết đàn ông, không giết phụ nữ.

Sau khi giết chết đàn ông, cô liền bán xác của họ cho những ngôi làng trên núi, để làm chồng những người phụ nữ đã chết nhưng chưa xuất giá.

Mỗi lần Phương Mai Hoa giết chết một người đàn ông, còn nói: "Cái người năm đó vui vẻ bắt nạt tôi đi đâu rồi?"

Huyền Táng đại sư biết Phương Mai Hoa tạo nghiệt, nên đưa cô về Thanh Thủy Tự, không muốn ở lại thôn Mã Lan làm bậy.

Khi Phương Mai Hoa bị Huyền Táng đại sư nhốt trong căn gác bí mật, Phương Mai Hoa đã dùng ít tiểu xảo để làm choáng các hòa thượng canh gác.

Cô để lại một bức thư cho Huyền Táng đại sư:

Sư phụ Huyền táng, con không làm hại người, vì người là sư huynh đệ đồng môn của sư phụ con. Nếu người lại xen vào chuyện của con, thì con sẽ không bỏ qua. Con ở thôn Mã Lan mỗi tháng chỉ giết một người, nhưng nếu người lại tiếp tục xen vào, con sẽ trả thù tất cả người ở Phong Đô. Con nghĩ đây là đều người không muốn nhìn thấy, phải không Huyền Táng đại sư?